Loading...
Skip to main content

TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

(17/05/2022 14:59)

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nêu gương, từ khi ra đời cho đến nay, Ðảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về vấn đề nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên như Quy định số 47-QÐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101-QÐ/TW của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QÐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 8 khóa XII ban hành Quy định số 08-QÐi/TW về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa xác định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng ta bằng nêu gương và đặt ra yêu cầu rất cao về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu các cấp, chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu nhằm tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn người ta theo, mình phải làm gương trước”. Người khẳng định rằng: Đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.

Nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải được thể hiện trên cả ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc.

Đối với mình, không được tự cao tự đại, tự mãn, mà phải cần, kiệm, liêm, chính; phải là “Nhân, Trí, Dũng, Liêm”; bản thân mình phải làm gương trong công việc từ nhỏ đến lớn, thường xuyên học tập, rèn luyện, tự phê bình, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân về mọi mặt để tiến bộ. 

Ðối với người, phải chân thành, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết, và có tình thương yêu, bao dung, độ lượng. Đối với người, trước hết và quan trọng nhất là đối với đồng chí, đồng sự, nhất là đối với cấp dưới và sau đó là đối với quần chúng nhân dân. Đối với cấp dưới, “Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm. Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn, v.v.”. Đối với quần chúng, phải gắn bó với quần chúng, lấy quyền, lợi ích, nguyện vọng của quần chúng làm điểm xuất phát để xây dựng các chủ trương, chính sách. Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu ta, kính ta.

Đối với việc, phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phải luôn giữ vững nguyên tắc “Dĩ công vi thượng”, phải “chí công vô tư”, phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng.

Trên cơ sở đó, mỗi cán bộ, đảng viên công chức Tòa án nhân dân luôn gương mẫu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể hàng ngày, gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương mình; tích cực thi đua thực hiện phong trào công chức tòa án “kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp”, từ đó sẽ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống chính trị, tự giác nêu gương về mọi mặt, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị.

C:\Users\ADMIN\Desktop\z3418378244340_f4c487fd130e8179ab4d0bf221028047.jpg

Các cá nhân điển hình tiên tiến của Đảng bộ được khen thưởng

Qua các năm thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo Bác tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Kạn ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, đã trở thành ý thức tự giác, tinh thần, trách nhiệm của cơ quan và từng cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động. Toàn thể công chức và người lao động TAND hai cấp hăng hái, tham gia đăng ký rèn luyện, học tập nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và số lượng. Nhiều cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động thể hiện sự năng động, sáng tạo, tìm tòi, lựa chọn và quyết tâm thực hiện bằng những phương pháp mới, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, nhiều lượt tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng, vinh danh trong các phong trào thi đua.

Từ năm 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng những chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm hoạt động, công việc của ngành, gắn với nội dung lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Qua đó, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Tòa án nhân dân hai cấp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ việc học tập sang làm theo với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Nhằm xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức Tòa án nhân dân thực sự gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Kạn đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết giải quyết các vụ án trong từng khâu,từng vụ án. Nhận thức rõ mọi phán quyết của tòa án có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến danh dự, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi con người nên trong những năm qua,Tòa án nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán, thư ký tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, nhất là những công trình, nền tảng phục vụ nhiệm vụ phát triển công nghệ số đã dần đáp ứng và phục vụ đắc lực cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án như: Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án và Án lệ, Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối với các tòa án trên toàn quốc; Hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành và giải quyết các loại vụ án, vụ việc…Tổ chức tập huấn cho đội ngũ Thẩm phán, công chức sử dụng thành thạo phần mềm trợ lý ảo, phần mềm quản lý văn bản nội bộ…

C:\Users\ADMIN\Desktop\z3411688734666_9de809bc75f101d4406e60df10410b7c.jpg

Tòa án nhân dân tỉnh cùng các cơ quan khối nội chính tham dự khánh thành

công trình đường điện thắp sáng bằng năng lượng mặt trời tại Pác Nặm

Bám sát các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới được ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ Tướng Chính phủ và văn bản cấp ủy địa phương Tòa án nhân dân tỉnh đã vận động nguồn lực trước hết từ cán bộ, công chức, người lao động của Tòa án nhân dân hai cấp và từ nguồn vận động nguồn đóng góp xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ xã Cao Tân, huyện Pác Nặm và xã Cao Thượng, huyện Ba Bể với các hoạt động thiết thực như xây điểm trường, khu vui chơi, xây dựng các đoạn đường, cầu, hệ thống điện thắp sáng với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng. Tham gia tích cực các phong trào ủng hộ quỹ xã hội từ thiện, nhất là trong hai năm gần đây khi cả nước chung tay cùng phòng chống dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp.

Từ thực tiễn triển khai tại các chi, Đảng bộ Tòa án nhân dânhai cấp tỉnh Bắc Kạn, để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả, trong quá trình triển khai thực hiện, một số kinh nghiệm được rút ra là:

Một là, phải có sự phối hợp chặt chẽ của Đảng bộ, lãnh đạo cơ quan và các đoàn thể trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đảng viên, cán bộ, công chức trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Phát huy tính sáng tạo trong triển khai, coi trọng hiệu quả việc làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.  

Hai là, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải phát huy tinh thần gương mẫu, tự giác trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Chú trọng thực hiện tốt chủ đề học tập hằng năm theo quy định gắn với công việc thường ngày của mỗi người, trong mỗi đơn vị.

Ba làcấp ủy, chính quyền, đoàn thể tại mỗi đơn vị cần đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu. Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đừng đầu cần phát huy vai trò, trách nhiệm làm gương, nêu gương về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư"; nghiêm túc tự phê bình và phê bình; đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện "tránh việc mới, né việc khó", thờ ơ, vô cảm trước những bức xúc của nhân dân. Nêu gương về phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, nói đi đôi với làm, toàn tâm, toàn ý với công việc; sâu sát thực tiễn, gần dân, trọng dân, tin dân hiểu dân, gắn bó với nhân dân; rèn luyện lối sống giản dị, tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí. 

Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, kiểm điểm, chấn chỉnh những cấp ủy, đơn vị, thực hiện chưa tốt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ; những cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức, tác phong, nói không đi đôi với làm, thiếu trung thực,...; phát hiện và có hình thức biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân, đơn vị có cách làm tốt, đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực.

Để có thể học và làm theo Bác hiệu quả và để hiện thực hóa lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã chỉ ra về học tập, làm theo Bác thì mỗi cá nhân, mỗi tập thể luôn phải không ngừng nghiên cứu, thấm nhuần, tận tâm, nhiệt huyết áp dụng những tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người bằng cả trái tim chân thành trước mỗi sự việc cụ thể, có như vậy học mới không khó, và làm mới chân thành, hiệu quả./.

Người tổng hợp: Triệu Thị Út Hiền


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 4465
cdscv